Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Viết về một bài báo vừa đọc tối nay !

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Cuoc-song-muon-mau/Cau-chuyen-cuoc-song/456228/Cau-hoi-cua-mot-bac-si.html
Hôm nay là một ngày cuối tuần, tôi tự thưởng cho mình một chút gọi là xả hơi sau một tuần học tập: một bữa ăn nhẹ, một li nước mát và ngồi thong thả đọc báo mạng.
Vấn đề lương thầy thuốc cũng như quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân từ lâu đã trở thành để tài muôn thuở chưa có hồi kết, nhưng khi tôi đọc bài báo này tôi nghĩ mình nên viết một cái gì đó. Tôi viết để thể hiện những suy nghĩ, những quan điểm của một sinh viên Y2 đầy mơ mộng và hoài bão chưa biết nhiều đến mùi đời, mùi bệnh viện và những thực tế bạc bẽo của nghề y, biết đâu một ngày nào đó khi tôi là Y6 hay là Bác sĩ đọc những dòng này tôi lại nhoẻn cười...
Trở lại với bài báo, trước hết tôi có lời khen vị bác sĩ này. Thứ nhất, ông đã chọn một chuyên khoa không mấy hấp dẫn nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ đó là chuyên khoa nội thần kinh, ông thật dũng cảm và có lý trí. Thứ hai, ông đã thể hiện một thực tế đáng buồn của xã hội mà giá trị đồng tiền đang chi phối với những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng và đầy tính thực tế.
Không có tiền !!! Ừ thì cuộc sống cũng khó thật, cũng chật vật, thậm chỉ dạo gần đây trên báo vnexpress còn có một chủ để nóng được nhiều người để cập đến đó là "hạnh phúc gia đình tan vỡ khi người đàn ông không kiếm đủ tiền và làm tròn vai trò trụ cột". Ông đã giữ mình trước sự cám dỗ của đồng tiền, của sự hấp dẫn từ các hãng dược nước ngoài, điều đó rất đáng khen. Thế nhưng chắc chắn cũng sẽ có một số ý kiến phản bác, chẳng hạn:
-Ông than là không kiếm được nhiều tiền bằng bạn bè theo các chuyên khoa nội, ngoại, sản vậy tại sao ông lại theo nội thần kinh mà không theo các chuyên khoa đó, vì đam mê hay đơn giản chỉ là nội thần kinh dễ vào làm?
-Ông đã có được phòng khám tư, lại có kinh nghiệm thì thu nhập cũng vừa phải, nếu không kê toa thuốc của trình dược giới thiệu thì cũng sống một cuộc sống vừa phải, hay tại vì năng lực ông chưa hoàn thiện, chưa đủ tin cậy để có nhiều bệnh nhân?
-Ông chê giáo dục Việt Nam kém không được như nước ngoài, phải nên chọn lọc kĩ càng như nước ngoài để có đội ngũ bác sĩ....thế nhưng ông cũng phải nhìn vào thực tế là nước ta đang thiếu trầm trọng, nếu mà đào tạo thế thì biết bao giờ mới có bác sĩ giúp dân, chưa kể đồng ý đào tạo như vậy nhưng ra ngoài môi trường làm người ta biến chất thì sao? Đâu ai đảm bảo sẽ không xảy ra điều đó?
Nói chung, lên đại học, tôi chập chững bước vào "thế giới người lớn", cái thế giới mà khi còn bé tôi muốn góp ý vào thì luôn bị chắn ngang "con nít còn nhỏ biết gì mà nói", cái thế giới mà cần có sự cả nể, cái thế giới mà nhiều khi mỗi người lại có cái lý riêng, khó thể phân rõ ai đúng ai sai vì câu trả lời là tùy hoàn cảnh, tùy mỗi người, cái thế giới tôi cần trưởng thành để có chính kiến, suy nghĩ riêng, quyết định riêng và dám chịu hậu quả cho quyết định đó !
Tóm lại, thông qua từng bài báo, thông qua từng câu chuyện, từng tấm gương, từng ví dụ thực tế hiện hữu trước mắt, tôi tiếp nhận và chắt lọc để làm nên cái riêng của mình, phát huy cái tốt và tránh đi vào vết xe đổ của thế hệ đi trước, dám nêu lên ý kiến của bản thân và tỉnh táo trước những lời nhận xét. Đó là con đường tất yếu giúp tôi hoàn thiện và trưởng thành.

1 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, rất "người lớn", xin được trích đăng lên blog vui sống mỗi ngày nhé!
    PS - ông này chuyên khoa tâm thàn chứ không phải nội thần kinh em ạ.

    Trả lờiXóa